Một số vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm ống thép gần đây khiến lượng xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất ống thép hàn giảm đáng kể. Không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Nhóm cổ phiếu ngành sản xuất và kinh doanh thép đang phục hồi. Mặc dù vậy, giới chuyên gia vẫn không đánh giá cao tiềm năng của nhóm này vì thị trường vẫn chưa thực sự ủng hộ.
Hiệp hội Thép VN (VSA) cho biết giá bán thép của các doanh nghiệp giữa hai miền Nam - Bắc đang có mức chênh lệch khá lớn, dẫn đến biến động trái chiều thời gian qua.
Các doanh nghiệp sản xuất của ba ngành: giấy, nhựa, thép hiện đang đứng ngồi không yên khi còn không đầy một tuần nữa , thời điểm bắt buộc phải ký quỹ.
Quy định về ký quỹ tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP đang khiến DN ngành thép “đứng ngồi không yên”.
Thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu khởi sắc đã đẩy sức tiêu thụ mặt hàng thép trên thị trường nội địa khả quan hơn. Trong tháng 5/2015, giá các loại nguyên liệu để sản xuất thép tương đối ổn định, giá quặng sắt, thép phế tăng nhẹ so với tháng 4/2015.
Tại khu vực phía Nam, một số nhà sản xuất điều chỉnh tăng giá thép khoảng 100 nghìn đông/tấn nhằm bù đắp một phần giá nguyên liệu và một số chi phí đầu vào tăng. Hiện giá thép cuộn dao động từ 14,9 – 15,1 triệu đồng/tấn, thép cây 15 – 15,1 triệu đồng/tấn.
Thị trường thép Việt Nam những năm qua còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều doanh nghiệp ngành thép Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại vấp phải "rào cản" khi nhiều sản phẩm tôn, thép từ Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều này khiến cho doanh nghiệp mất dần thị trường xuất khẩu và giảm năng lực cạnh tranh.